Tại sao có lễ cũng cơm 100 ngày cho người chết

Người đăng: TMT on Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016


Gia đình Việt Nam nhà nào cũng vậy, mỗi ngày có hai bữa cơm là giờ phút đầm ấm nhất. Trong nhà có người về muộn, mọi người cũng cố chờ về ăn cơm một lúc cho vui vẻ, đầm ấm. Con cháu cầm bát cơm lên, trước hết mời ông bà, cha mẹ, chờ ông bà, cha mẹ rồi mới bắt đầu mới dám ăn. Có nơi xới bát cơm lần thứ hai còn mời nữa.

Cúng cơm 100 ngày cho người mất


Thờ cúng vong linh cũng giống như đang sống, cũng là để thoả nguyện tâm linh, "Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương"

Trước bữa ăn người thân hay dâng lên bàn thờ một bát cơm, một vài món ăn bình thường, nhà ăn thứ gì cúng thứ đấy, cầu kỳ thì làm thêm món người mất ngày thường thích ăn. Thắp hương xong, dựng đôi đũa vào giữa bát cơm. Khấn vái xong thì rót chén nước.

Có nơi chỉ lễ cúng 49 ngày (lễ chung thất). Theo thuyết của Phật giáo: Qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở âm ty, sau 49 ngày vong hồn siêu thoát. Có nơi lễ cúng 100 ngày (tức lễ tốt khốc nghĩa là thôi khóc). Theo giải thích người xưa thì thời gian này âm hồn vẫn còn phảng phất luẩn quẩn trong nhà chưa đi xa.

Về chọn ngày: Hai ngày lễ này làm đúng ngày, không phải chọn ngày.

Về tính chất quan trọng: do ngày nay phân tán mỗi người một nơi, một năm chỉ có điều kiện tụ hội một hai lần nhân ngày lễ trọng đại của gia đình, hay điều kiện có hạn không thể rải ra nhiều lần, nên phải tập trung vào lễ chính. Lễ giỗ thì phong tục các nơi nói chung đều lấy giỗ cha mẹ là chính, còn lễ tang thì mỗi nơi một khác. Có nơi chú trọng lễ 49 ngày, có nơi chú trọng 100 ngày, có nơi lại chỉ chú trọng 3 ngày, bởi lẽ trong khi tang gia bối rối, việc thù đáp đối với thân bằng cố hữu và những người đến hộ tang có thể còn nhiều khiếm khuyết nên lấy lễ 3 ngày làm lễ trọng.

Nếu có khách, trước khi buông bát đũa đứng dậycòn phải xin phép và mời khách tiếp tục xơi cơm. Cuộc sống gia đình đang vui vẻ, êm đẹp như vậy, vắng mặt trong bữa cơm còn nhắc, huống chi vĩnh viễn đi xa. Do đó, trước bữa ăn người thân dâng lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn bình thường, nhà ăn thứ gì cúng thứ đấy, thường là tinh khiết, không đòi hỏi cầu kỳ, nhà nghèo thì lưng cơm, đĩa muối cũng xong. Thắp hương xong, dựng đôi đũa vào giữa bát cơm, có rượu thì rót chén rượu. Khấn vái xong cũng rót chén nước.

More aboutTại sao có lễ cũng cơm 100 ngày cho người chết

10 lưu ý khi chọn hướng làm bếp hợp gia chủ

Người đăng: TMT on Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Khi làm nhà bếp có 10 lưu ý dưới đây mà bạn cần nên tránh chớ dể không phù hợp phong thủy.

1. KIÊNG ĐẶT BẾP Ở VỊ TRÍ “TỌA CÁT HƯỚNG HUNG”

Theo quan niệm của phong thủy, bếp ăn nên đặt ở vị trí “tọa hung hướng cát”, có nghĩa là nên đặt bếp nằm ở hướng dữ nhưng (núm, cửa bếp) nhìn về phương lành để bếp nấu có thể hỗ trợ việc áp chế những luồng khí gây bất lợi cho gia chủ. Khí dương mà lửa bếp sinh ra có thể điều hòa các loại khí bất lợi khác giúp cải thiện được phong thủy của căn nhà một cách hiệu quả.

2. KIÊNG ĐẶT BẾP NGƯỢC VỚI HƯỚNG NHÀ

Bếp đặt ngược với hướng nhà là bếp ngoảnh lưng về hướng cửa nhà, ví dụ nhà tọa nam hướng về bắc mà bếp lại tọa bắc hướng về nam, như vậy sẽ không đem lại may mắn, an lành cho gia chủ.

Đây cũng là một trong những điều kiêng kỵ cho gian bếp cần được gia chủ cẩn trọng.


3. BẾP Ở HƯỚNG ĐÔNG NÊN KIÊNG BÀI TRÍ CÂY CẢNH

Sách phong thủy cho rằng, phòng bếp nằm ở hướng Đông được xem là hướng cát, hướng đại lợi, vì thế không nên bày trí cây cảnh ở hướng này vì như thế dễ làm ngăn chặn luồng khí tốt di chuyển vào trong nhà bếp, tạo ra những bất lợi cho những người cư ngụ trong ngôi nhà..

Nếu muốn tạo thêm vận khí tốt cho gia đình, có thể bày trí trên bàn hoặc tủ lạnh những loại cây hoặc hoa màu đỏ để góp phần bảo vệ sức khỏe cho gia đình.

4. KIÊNG ĐẶT BẾP Ở CHỖ LỘ LIỄU, DỄ THẤY

Bếp không nên đặt lộ liễu và cũng rất kỵ đặt ngay cửa chính hoặc đối diện với cửa chính, đặt bếp như vậy dân gian gọi là “khai môn kiến táo, tài phú đa hao”, còn phong thuỷ gọi ngắn gọn là “Lộ Khẩu Táo”, sẽ không tốt cho gia chủ.

Cửa chính của ngôi nhà tuyệt đối không được nhìn thẳng vào miệng bếp. Chỉ cần xét về mặt công năng thì điều này cũng rất không hợp lý, người đứng bếp sẽ gặp khó khăn trong việc quan sát không gian bên ngoài, nhất là việc quan sát những người ra vào ngôi nhà.

Về phong thủy, đặt bếp hướng thẳng ra cửa chính không chỉ làm tiền nong trong nhà luôn thiếu hụt, mà còn tổn hại đến sức khỏe của những người cư ngụ.

Nếu vì điều kiện bất khả kháng, không thể có khoảng không gian khác để đặt bếp thì chỉ cần sắp xếp lại vị trí của phần bếp nấu sao cho tránh thẳng hàng với cửa ra vào, dễ quan sát và thuận tiện cho việc nấu nướng là ổn.

5. KIÊNG ĐẶT BẾP Ở VỊ TRÍ TRUNG TÂM CỦA NHÀ

Theo quan niệm của phong thủy, đặt bếp ở vị trí Trung Cung hoặc Thượng Tâm của ngôi nhà là điều cực kỳ tối kỵ. Bởi vì Trung Cung là một cung bị động, nơi mà mạch Khí phải được ổn định và bình an, nếu đặt nhà bếp ở cung này sẽ mang lại sự xáo trộn về sức khỏe và những khó khăn liên tục, triền miên cho những người cư ngụ. Vì thế, ở vị trí Trung Cung hoặc Thượng Tâm của ngôi nhà không nên đặt bếp.

Vị trí tốt nhất để đặt gian bếp là thật sâu trong căn nhà.

Nếu có điều kiện về không gian, diện tích thì nên bố trí một phòng phía sâu sau nhà để làm gian bếp, một mặt của nhà bếp nên nhìn về chỗ thoáng của ngôi nhà như sân sau nhà, ban công, khoảng trống bên hông nhà… sẽ mang lại may mắn, phúc lộc cho gia chủ.

6. KIÊNG ĐẶT BẾP ĐỐI DIỆN VỚI PHÒNG NGỦ

Bếp là nơi nấu nướng nên thường nóng bức, sẽ không có lợi cho sức khỏe, hơn nữa, khi đun nấu khói dầu mỡ bay vào phòng ngủ, không có lợi cho sức khỏe, vì vậy nếu đặt bếp thẳng hướng với cửa phòng ngủ sẽ không tốt cho sức khỏe. Càng không tốt khi bếp đặt sát phòng ngủ, đặc biệt là với giường ngủ, sẽ làm cho người cư ngụ cảm thấy nóng bức, ngột ngạt, tâm trạng bất ổn, dễ sinh bệnh.

7. KIÊNG ĐẶT NHÀ BẾP ĐỐI DIỆN VỚI NHÀ VỆ SINH

Bếp là nơi nấu nướng đồ ăn thức uống cho cả gia đình, vì vậy không gian nhà bếp cần phải giữ vệ sinh, nếu không thì bệnh tật sẽ vào người qua đường ăn uống, làm hại đến sức khỏe, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm đên tính mạng.

Nhà vệ sinh có rất nhiều thứ bẩn và vi trùng vì vậy bếp nấu không nên đặt gần nhà vệ sinh. Đặc biệt cửa bếp không đặt đối diện với nhà vệ sinh.


8. KIÊNG ĐẶT BẾP Ở HƯỚNG TÂY

Cổ nhân cho rằng, không nên đặt bếp ở hướng Tây vì hướng Tây thuộc hành Kim sẽ khắc với bếp thuộc hành Hỏa. Hơn nữa, khi chiều mặt trời lặn về hướng tây với ánh nắng gay gắt sẽ chiếu xiên thẳng vào bếp (là điều cực độc về phong thủy) không những làm không khí oi bức, ngột ngạt trong gian bếp, gây khó khăn, bất tiện cho việc nấu nướng, còn làm cho thức ăn dễ ôi thiu, nhanh bị hư hại.



Phong thủy cho rằng nếu đặt bếp ở hướng tây, những người sống trong căn nhà đều bị ảnh hưởng không tốt về sức khỏe, dễ sinh bệnh tật. Vì vậy, tốt nhất nên tránh đặt bếp ở hướng tây.

Nếu chẳng may phòng bếp nằm ở hướng Tây, có thể khắc phục bằng cách bày trí hoa thủy tiên hoặc các loại hoa màu vàng, đặt cạnh cửa sổ phòng bếp để ngăn chặn khí độc, ngăn cản sát khí và hút vượng khí vào nhà.


9.  KIÊNG ĐẶT BẾP Ở HƯỚNG BẮC

Quan niệm phong thủy cho rằng việc đặt phòng bếp nằm ở hướng Bắc là hướng không tốt, vì bếp thuộc lửa (hỏa), kỵ nhất với khí mát lạnh của nước (hướng Bắc có ngũ hành là Thủy), vì thế, khi làm nhà nên kiêng thiết kế phòng bếp quay về hướng Bắc.

Nếu chẳng may nhà có phòng bếp ở hướng Bắc, gia chủ nên khắc phục bằng cách tăng độ nóng của hỏa để giảm bớt sự lạnh giá của thủy, như: bày trí những cây hoa màu hồng, màu cam trên bàn hoặc trên tủ bếp, bởi những loại cây hoa này có thể tăng thêm sức sống cho phòng bếp. Ngoài ra, cần đảm bảo đầy đủ ánh sáng trong phòng bếp. Các vật dụng trong bếp như tạp dề, dép lê, khăn lau, khăn trải bàn... nên chọn màu ấm áp, giúp tăng sinh khí cho nhà bếp.


10. KIÊNG ĐẶT BẾP Ở HƯỚNG NAM

Người xưa khuyên không nên đặt bếp ở hướng Nam vì theo quan niệm phong thủy, hướng Nam thuộc hành hỏa và hỏa khí của hướng Nam rất mạnh. Nếu đặt ở hướng Nam thì hai hỏa gặp nhau sẽ hết sức nóng, không có lợi cho gia chủ. Trường hợp đặt bếp ở hướng nam, phạm vào thế “Lưỡng hỏa hỏa kiệt”, sẽ làm bất lợi về sức khỏe, lộc tài cho gia chủ, vì thế rất cần kiêng kỵ.

Ngoài ra, quan niệm phong thủy thì phòng bếp hướng Nam sẽ khiến chủ nhân có xu hướng tiêu nhiều, tán lộc. Để khắc phục trường hợp phòng bếp toạ ở hướng nam, kinh nghiệm dân gian khuyên nên trồng ở phía ngoài gian bếp những loại cây có nhiều lá hoặc cây có lá to, để làm giảm ánh nắng của mặt trời vào phòng bếp, và giảm bớt xu hướng tiêu tán tài lộc của gia chủ.
More about10 lưu ý khi chọn hướng làm bếp hợp gia chủ

Cách nấu nước nha đam đường phèn giải nhiệt mùa hè và đẹp da

Người đăng: Hau Tam on Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Nha đam còn có tên gọi khác là lô hội là một loại cây không chỉ giúp bạn có làn da đẹp mịn màng mà loại cây này còn có chức năng chữa được nhiều loại bệnh như suy dinh dưỡng, táo bón, lành vết bỏng, chóng mặt, nấm da,…
Trong nước ép nha đam giàu vitamin A, C, D và E. Nó cũng chứa axit folic, niacin và các khoáng chất khác như đồng, canxi, magie, kẽm kali, natri, sắt. Ngoài ra, nha đam là nguồn cung cấp các axit amin và enzyme có lợi cho cơ thể.
Nhờ chất glycoprotein, nha đam có tác dụng chống viêm và giải dị ứng, giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Ngoài ra, nha đam còn cung cấp các axit amin và enzym có lợi cho sức khỏe, giúp giải độc chơ thể, loại trừ các độc tố và bảo vệ chức năng gan, thận.
Nếu bạn phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng  mặt trời, da bạn sẽ trở nên khó chịu, bỏng rát. Chỉ với một chút dịch của lô hội sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại cảm giác mát mẻ cho làn da.

Do đó tại sao chúng ta lại không tự làm cho mình một cốc nha đam giải nhiệt mỗi ngày. Và sau đây là cách làm nước nha đam đường phèn đơn giản mà hiệu quả.

Nước nha đam đường phèn

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

+Nha đam
+Đường phèn
Cách nấu:
Gọt vỏ xanh bên ngoài, chỉ lấy phần thịt màu trắng
Ngâm phần thịt nha đam trong nước muối 15-20 phút, rửa lại bằng nước thường rồi để ráo nước
Cho vào máy xay sinh tố xay vừa phải sao cho vẫn còn những cục nha đam nhỏ.
Sau đó bắt nồi nước trên bếp, cứ 1 lá nha đam nặng khoảng 600-700g thì cho 1 lít nước
Cho một ít đường phèn (tùy khẩu vị nhưng nên cho ít) vào đun sôi .
Khi nước sôi và đường tan hết, ta bỏ nha đam đã xay vào và đun cho đến khi nước sôi thêm 1 lần nữa, sau đó tắt bếp để nguội, cho vào tủ lạnh uống dần dần.
 Lưu ý với các bạn là đường phèn chưa qua tinh chế nên mát và có vị thanh hơn những đường khác. Nấu nước nha đam bạn không nên thiếu đường phèn. Đừng bao giờ thay bằng đường cát để nấu nhé.

Yêu cầu và thưởng thức nước nha đam đường phèn

Nước nha đam đường phèn ngon trông rất hấp dẫn, có mùi thơm đặc trưng của lá dứa, vị ngọt thanh nhẹ, nha đam tươi ngon, được xay nhỏ vừa, ít nhớt, không bị đắng,  hòa lẫn với vị ngọt thanh của đường phèn rất ngon miệng.
Khi thưởng thức nước nha đam đường phèn hấp dẫn này, bạn nên cho thêm một ít đá viên, một ít nước cốt chanh, có thể trang trí trên thành ly vài lá bạc hà hay 1 lát chanh tươi cho thêm phần bắt mắt hơn nhé.
Mỗi ngày uống 1 chai 500ml thay nước là bạn có thể sở hữu một làn da như ý muốn, ít nổi mụn và sáng khỏe tự nhiên.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm nước ép nha đam đường phèn vừa thanh mát vừa giúp làm đẹp da. Hãy áp dụng ngay để có được làn da tươi sáng nhé !
More aboutCách nấu nước nha đam đường phèn giải nhiệt mùa hè và đẹp da

Nghi lễ cúng dường tam bảo, phật bảo, tăng bảo, pháp bảo là gì

Người đăng: Unknown on Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Nhiều người đã từng nghe cúng dường tam bảo nhưng chưa hiểu rõ cúng dường là gì? Bài viết hôm nay sẽ phân tích cho các bạn thấy rõ nghi lễ cúng dường

Cúng dường là gì?

Cúng dường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng. Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng. Pháp bắt nguồn từ chữ Phạn đến chữ Hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhà chùa. Tăng là những tu sĩ tu theo Phật học chánh pháp. Chính những vị này có bổn phận gìn giữ hình tượng Phật còn, phiên dịch giảng giải chánh pháp. Tam Bảo đều quí kính, song hệ trọng nhất là Tăng. Nếu không có Tăng ai gìn giữ chùa chiền, ai giảng dạy chánh pháp? Thế nên, cúng dường Tam Bảo là nói chung, mà hệ trọng là Tăng. Tăng chúng còn là Tam Bảo còn, Tăng chúng mất thì Tam Bảo cũng vắng bóng. Vì thế mọi sự cúng dường đều đặt nặng vào Tăng, với mục đích Tam Bảo tồn tại ở nhân gian.

Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựu công việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đáng quí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh.

Người phát tâm tán trợ bồi bổ tô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế gian thì công đức biết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúng ta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi tha đầy đủ.

Lợi ích cúng dường

Cúng dường Tam Bảo được lợi ích tùy tâm niệm người Phật tử. Nếu vì mình và thân thuộc mình mà cúng dường, phước đức cũng theo tâm lượng hẹp hòi ấy. Nếu vì Tam Bảo thường còn và lợi ích chúng sanh, phước đức sẽ theo tâm lượng rộng rãi thênh thang này. Người Phật tử chân thật thì, bao giờ hay bất cứ việc gì cũng vì lợi ích chúng sanh. Đừng khi nào để lệch lạc mục tiêu tối thượng ấy.

Chư Phật ra đời cũng vì chúng sanh, truyền bá chánh pháp cũng vì chúng sanh, chúng ta đền ơn chư Phật cũng vì cứu độ chúng sanh. Đó là tâm niệm rộng lớn cao cả của người tu theo đạo Phật. Vì chúng sanh mà cúng dường Tam Bảo, quả thật người Phật tử sống đúng chánh pháp, hành đúng chánh pháp. Hành động đúng chánh pháp thì công đức lượng đồng với chánh pháp, nghĩa là kiếp kiếp đời đời không mất. Nếu dạy Phật tử làm phước tạo công đức, Tăng, Ni nên dạy đúng tinh thần này.

Ÿ Tuy Phật đã nhập diệt, nhưng chúng ta vẫn cúng dường Phật những đồ ăn, thức uống để hình dung Phật vẫn còn sống dạy dỗ chúng ta tu học.

 Cúng dường Tam bảo

Cúng dường Tam bảo gồm có:

– Cúng dường Phật bảo
– Cúng dường Tăng bảo
– Cúng dường Pháp bảo

Làm lễ cúng dường phật bảo

Ÿ Không nên bày biện linh đình, hoang phí. Những món cúng Phật đúng nghĩa là:


  • Hương thơm
  • Đèn sáng
  • Hoa tươi
  • Nước trong
  • Trái cây

Đôi khi thêm cơm trắng là đủ.

Ÿ Nhưng quý nhất để cúng dường lên Phật là 5 món diệu hương:


  • Định hương: tập định tĩnh tâm hồn, đừng cho xao động, mê nhiễm.
  • Giới hương: ta phải giữ giới thanh tịnh để xứng đáng là con của Phật.
  • Huệ hương: chú ý vào văn, tư, tu. Nghĩa là học hỏi giáo pháp của Phật, sau đó suy xét, nghiền ngẫm, và quyết tâm thực hành.
  • Giải thoát tri kiến hương: phá trừ luôn pháp chấp, không thấy đất, nước, gió, lửa là thật, vui buồn sướng khổ là thật.
  • Giải thoát hương: phá trừ ngã chấp, luôn quán vô ngã, tứ đại là không, nghiệp thức phân biệt cũng là không.

Làm lễ cúng dường tăng bảo

Ÿ Chư Tăng là những người thay thế Đức Phật mà truyền lại giáo pháp cho chúng ta, vì vậy chúng ta phải cung cấp và nuôi dưỡng chư Tăng.

Ÿ Thái độ cúng dường phải thành kính, trân trọng, không tự cao, không phân biệt vị Tăng ở chùa nào, xứ nào cả; vị nào ở trong hàng ngũ Tăng đoàn thì chúng ta cứ cúng dường.

Ÿ Nên chọn những món cần thiết cho đời sống tu học chân chánh của chư Tăng, không nên chiều theo những sở thích riêng tư của vị này vị kia mà cúng dường những món không đúng Chánh pháp, như vậy người cúng cũng không có phước báu mà người thọ nhận cũng mang tội.

Làm lễ cúng dường pháp bảo

Ÿ Trước hết phải học và nghiên cứu giáo pháp của Đức Phật để hiểu rõ sự cao quý của giáo pháp ấy.

Ÿ Sau đó, nếu có tài chánh thì nên xuất tiền ấn tống kinh điển, phổ biến ra nhiều nơi.

Ÿ Người có trình độ học thức thì nên diễn giảng giáo pháp cho mọi người cùng hiểu, hoặc sáng tác các thể loại văn chương, lý luận cho người đọc thấm nhuần, hoặc phiên dịch các bộ kinh từ ngoại ngữ sang tiếng Việt

Tâm người cúng dường

Cúng dường được công đức hay không còn tùy nơi tâm người cúng dường. Vậy phải cúng dường bằng cái tâm như thế nào mới được nhiều công đức? Nếu cúng Tam Bảo với cái tâm cầu mong Tam Bảo hộ trì cho mình được giàu sang, cho mình hết bệnh tật, cho mình được điều này điều kia…cúng dường với cái tâm mong cầu hồi báo như vậy sẽ làm hao tổn công đức.

Người cúng dường ít gì cũng phải nhớ về cảnh sống trong sinh tử luân hồi khi cúng dường, biết mọi sự trong cõi sinh tử luân hồi đều mang tính chất của khổ đau: khổ vì sinh, vì lão, vì bệnh, vì tử. Chúng ta là người ngụp lặn trong sinh tử luân hồi mà lại không hiểu về khổ đau của sinh tử luân hồi, không biết gì về khổ nạn của chính mình.

Chư Phật, chư Bồ Tát nhìn vào cảnh sinh tử luân hồi, thấy chúng sanh khổ đau mà sinh lòng thương xót, đến nỗi nổ tung thành từng mảnh. Các vị thấy rõ, hiểu rõ nỗi khổ mà chúng sanh phải gánh chịu trong cõi sinh tử luân hồi. Còn chúng ta là kẻ chịu khổ sinh tử, vậy mà đối với khổ đau của chính mình lại không hay không biết. Loại khổ đau nào dễ thấy lắm thì còn hiểu được chút ít, còn đối với các loại khổ đau vi tế chúng ta lầm tưởng đó là an lạc hạnh phúc nên cứ mãi bám dính vào, không muốn buông ra.

Phải hiểu khổ sinh tử luân hồi thì mới phát tâm cầu thoát sinh tử luân hồi. Khi cúng dường, chí ít phải cúng dường bằng cái tâm cầu thoát sinh tử luân hồi, được vậy công đức mới đủ mạnh.

Có người đến nghe pháp, vừa nghe đã hiểu, vừa hiểu đã có thể hành trì, vừa hành trì đã đạt kết quả. Thuận tiện như vậy đều vào công đức. Muốn tu phải có công đức. Muốn nghe pháp, hiểu pháp, cũng phải có công đức. Vậy chúng ta phải quan tâm đúng mức đến việc tích lũy công đức. Cần biết cách cúng dường như thế nào để tạo nhiều công đức. Công đức phải dồi dào đường tu mới thoát chướng ngại, đạt kết quả.
More aboutNghi lễ cúng dường tam bảo, phật bảo, tăng bảo, pháp bảo là gì

Nghi lễ cúng thí thực cô hồn tại gia và phóng sinh

Người đăng: Unknown

Rất nhiều người chưa hiểu nghi thức cúng thí thực cô hồn hằng ngày là gì? ý nghĩa của lễ cúng cũng cách cúng thí thực cô hồn như thế nào? Bài viết hôm nay mình xin được chia sẻ cùng bạn về Nghi lễ cúng thí thực cô hồn tại gia và phóng sinh mời các bạn cùng xem

Lễ cúng thí thực hằng ngày rất tốt

Ý nghĩa lễ cúng thí thực cô hôn


Ý nghĩa cúng thí này rất quan trọng là pháp tu hạnh bố thí, chúng ta nhận rõ rằng việc bố thí cho người cõi dương thì dễ dàng hơn vì ta đem cái thật cho người thật, nhưng cúng thí cho người cõi âm là đem cái vật hữu hình thí cho chúng sanh của thế giới vô hình, thì phải bằng nguyện lực gia trì thần chú của hành giả vào thức ăn…, và do hành giả (người gia trì cúng thí) nương vào oai thần của chư Phật, Bồ Tát và thần lực của chân ngôn(thần chú), vì sự gia trì chân ngôn ấy và nguyện lực của hành giả vào thực phẩm thức uống sẽ biến ít thành nhiều khiến cho các loại Cô hồn nhận thí được no đủ và mãn nguyện.

Nguyên do chính ngài A Nan khởi giáo bạch Phật Thích Ca thuyết chú Biến thực (trong kinh Cứu bạt Diệm Khẩu,..), sau Phật bảo đức Quan Âm bồ tát thị hiện Tiêu Diện quỷ, để thống lãnh và phát chẩn cho cô hồn, về sau các vị Thánh Tăng đã lập thành các khoa, nghi quỹ để chẩn tế Cô hồn vào các ngày rằm, các lễ cầu siêu …, đặc biệt là tháng bảy âm lịch những ngày xá tội vong nhân, nghi cúng thông dụng nhất là nghi Mông Sơn Thí Thực (trong tập kinh Nhật tụng) dành cho tăng ni phật tử cúng thí lúc 15h mỗi ngày ở các Chùa, nay nhân dịp Vu Lan này tôi xin soạn một nghi cúng Cô hồn ngắn gọn và dễ trì tụng nhưng không làm sao lãng ý nghĩa của việc cúng thí của chư vị tiền bối, nghi này dành cho các vị Phật tử hoặc không là Phật tử để thí cúng cô hồn tại tư gia hoặc chổ kinh doanh v.v., xin nguyện quý vị đạt nguyện.

Ai mà nặng bóng vía thì cúng vong mỗi ngày rất  tốt , vì chung quanh cuộc đất mình ở có rất nhiều linh hồn đói khát , mình cúng nhưng đừng cầu xin họ gì hết , chỉ vì lòng từ bi cúng cho họ ăn đừng bị đói khát thôi , thì tự động họ sẽ theo phò hộ mình à , Sư Phụ của CN  dạy rằng nhất định là khg bao giờ xin họ bất cứ cái gì nhé , nhưng theo kinh nghiệm của CN , khi mình phát lòng từ bi cúng cho những linh hồn ăn vậy đó , thì khi họ biết mình sắp gặp nạn gì là tự động họ theo giúp mình à , khỏi cần mình xin xỏ , họ tự động trả ơn cho mình , theo kinh nghiệm của mình là vậy đó , CN vì hơi yếu bóng vía nên khg dám cúng , vì mỗi lần cúng vậy mình thấy rởn óc qúa à , chịu khg nổi , có khi thì có gió thật to thổi ngay cái chổ mình cúng , còn mấy chổ khác thì khg có 1 miếng gió nào hết , làm mình rởn tóc gáy hết , từ đó khg dám cúng kiếng gì ở ngoài trời cả . Vì cúng vong là phải cúng vào lúc chạng vạng tối , mà tối tối là mình sợ ma lắm :)

     Mà mình thấy lạ lắm nha mỗi lần cúng kiếng xong là mình thấy khỏe và vui trong lòng nhiều lắm , mà theo mình suy nghĩ , những vong linh thi` tần số điện từ của họ củng rất mạnh đó , nếu họ ở trong cuộc đất của mình mà đói khát ão não thì mình củng bị " lây lan " những phiền não đau khổ của họ , còn khi họ được mình cúng xong ăn no thì họ vui vẻ , họ ở gần mình thì mình củng bị lây lan cái từ trường vui vẻ , hạnh phúc của họ , thế là mình củng được hưởng phước  liền rồi chờ gì tới kiếp sau , còn chưa kể họ tự nguyện đi theo giúp đỡ mình nữa , lỡ năm xui tháng hạn mình bị đụng xe , thay vì bị thương nặng nếu có  họ nhào ra đỡ cho mình 1 cú thì mình sẽ bị gãy vài cái móng tay thôi thay vì bị gãy  hết ba sườn  hihi

   Nhớ cúng chút xíu thôi , vì đang lúc tụng thần chú thì nhớ tưởng tượng ra rất nhiều sửa và cơm trong không gian  , thì thức ăn sẽ biến hóa ra rất nhiều trong không gian , những vong linh họ ăn bằng thần thức của họ chứ khg phải như mình ăn bằng miệng đâu nha , mà SP của mình dặn là cúng vong linh ở ngoài thì khg được ăn vì dơ lắm , mình bỏ cho chim cò gì ăn đi , chúng lỡ ngu rồi có ngu thêm tí củng chả sao.

Cúng thí thực cô hồn chuẩn bị những gì?


Chuẩn bị thức ăn cúng thí thực gồm: cháo trắng, bánh cốm, bánh phòng...,  trái ổi, mía…, sữa hộp, nước suối…, gạo muối, dành cho cúng vào mùng 2, 16, nếu cúng hằng ngày thì cúng một dĩa bánh phòng hoặc bắp nổ và một chén nước, rồi lập một cái bàn để trước nhà bày đồ cúng ra , một bát hương và y theo nghi thức mà cúng thí. Chú ý người cúng hướng mặt ra đường.

Người cúng thí thực cần phải có thành tâm, tâm phải vui vẻ, trong suy nghĩ phải nghĩ tưởng về thực phẩm và thức uống đang cúng, thì việc cúng thí mới thành tựu và Cô hôn mới được tiếp nhận no đủ và mãn nguyện. Người cúng có thể quỳ nguyện hoặc đứng thành tâm chấp tay.

Bài cúng thì thực cô hồn

Hôm nay là ngày:… Con tên là:… Ngụ tại:… Thành tâm sắm hương hoa lễ vật và các thứ thức ăn cúng dâng bày trước án, thiết cúng thí thực cô hồn tại tư gia, kính nguyện chư Phật, Bồ tát, chư vị thiện thần thầm gia hộ cho chúng con, xin nguyện chư vị tiền hậu địa chủ và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này xin đến chứng minh cho chúng con.

Tín chủ chúng con lại kính mời các vị hương linh khuất mặt quanh đây, các linh hồn chiến sĩ vì nước vong thân, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa, xin cùng tới đây thọ hưởng lễ vật, độ cho tín chủ chúng con tài bảo như ý, từ đây vạn sự hanh thông, trú sở cát tường như ý.

Cúi xin chứng minh thọ hưởng, độ cho chúng con và người người đều được bình an, vạn sự kiết tường, sở cầu tất ứng. Chúng con xin nguyện đời đời quy y Tam Bảo, và nguyện hộ trì Phật pháp, cúi xin Chư Phật từ bi gia hộ.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Chấp tay tụng: (đứng hoặc quỳ thành tâm tụng)
Con xin nương tựa Phật
Con xin nương tựa Pháp
Con xin nương tựa Tăng
Con xin nương tựa bảy vị Phật đời quá khứ
Con xin nương tựa chư Phật đời hiện tại
Con xin nương tựa chư Phật đời tương lai
Con xin nương tựa Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Con xin nương tựa Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Con xin nương tựa Tất cả đệ tử của chư Phật
Xin hãy khiến cho chú sở trì của con liền theo như nguyện:
Nam mô Diện Nhiên Vương bồ tát (3 lần)
Con xin một lòng phụng thỉnh chư vị Cô hồn về lại nơi này chứng minh tiếp nhận. ( 3 lần)
Chơn ngôn phổ triệu thỉnh:
Nam mô bộ bộ đế rị, dà rị đa rị đát tha nga đa da. (3 lần)
Chơn ngôn biến thực:
Nam mô tát phạ đát tha nga đa phạ lồ chỉ đế.
Án, tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (7 lần)
Chơn ngôn biến thủy:
Nam mô tô rô bà gia, đát tha nga đa gia, đát điệt tha,
Án, tô rô, tô rô, bạt ra tô rô, bạt ra tô rô, ta bà ha. (7 lần)
Nam mô Đa Bảo Như Lai
Nam mô Bảo Thắng Như Lai
Nam mô Diệu Sắc Thân Như Lai
Nam mô Quảng Bác Thân Như Lai
Nam mô Ly Bố Úy Như Lai
Nam mô Cam Lộ Vương Như Lai

Nam mô A Di Đà Như Lai. (đoạn này đọc 3 lần)

Thần chú gia trì thức ăn tịnh
Cúng khắp mười phương chúng cô hồn
Nguyện đều no đủ bỏ xan tham
Mau thoát u minh sanh Tịnh Độ
Quy y Tam Bảo phát Bồ Đề
Rồi sẽ đạt thành đạo vô thượng
Công đức đi về cõi vị lai

Tất cả cô hồn cùng tiếp nhận. (đoạn này đọc 3 lần)

Này các chúng cô hồn
Tôi nay xin cúng dường
Thức ăn biến mười phương
Cô hồn đều tiếp nhận
Nguyện đem công đức này
Hồi hướng về tất cả
Cô hồn và chúng tôi

Đều cùng thành Phật đạo. (đoạn này đọc 3 lần)

Chơn ngôn thí vô giá thực:
Án mục lực lăng ta bà ha. (7 lần)
Chơn ngôn phổ cúng dường:
Án nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (7 lần)
Chấp tay thành tâm chú nguyện:
Nay con phụng hiến thức ăn này, nguyện nhờ oai lực Bồ tát Quán Thế Âm, phân lượng thức ăn này nhiều như hư không, khiến cho thức ăn này biến thành vị cam lộ, nguyện cho mọi loại Cô Hồn đều được no đủ và mãn nguyện.

Nam mô Cam Lộ Vương Bồ Tát (3 lần)
More aboutNghi lễ cúng thí thực cô hồn tại gia và phóng sinh

Cách lễ cúng động thổ sửa chữa xây nhà mới gồm những gì

Người đăng: Unknown

Từ lâu đời tín ngưỡng của người Việt tin rằng: nơi nhà xưởng, cửa hàng, cơ quan, công ty hay nhà ở đồng có công thần địa thổ cai trị. Vì thế, mỗi khi động chạm đến đất đai như đào móng làm nhà, sửa sang nhà mới, cơi nới nhà ở,... ắt là có động đến công thần thổ địa, long mạch khu vực cai ngự đó nên cần phải có lễ vật cúng thần. Và cầu khẩn các vị thần này, trước là cáo lễ, sau là cầu các vị gia cát phù trì cho mọi điều được may mắn. Bài viết Cách lễ cúng động thổ sửa chữa xây nhà mới gồm những gì xin được chia sẻ đến với các bạn hiểu rõ hơn về nghi lễ cúng động thổ.

Thầy cúng lễ xây nhà mới

Tại sao làm lễ cúng động thổ xây nhà mới

Theo ông bà ta xưa làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thủy, chọn ngày tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. ...) tránh ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Trùng phục.....) và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) và xin được làm nhà trên mảnh đất đó.

Theo Phong thủy, những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu và Hoang Ốc thì không nên làm nhà. Do điều kiện cấp bách những người này khi làm nhà phải mượn người có tuổi không phạm vào hai điều trên để làm lễ động thổ, khởi công dựng nhà. Khi bắt đầu khấn và lúc làm lễ động thổ, gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên. Sau khi hoàn tất lễ động thổ xong, mới trở về.

Theo sách cổ Trung Hoa, Lễ Động Thổ có từ năm 113 trước Công Nguyên. Đó là năm Mậu Thìn, vua Hán Vũ Đế thấy triều đình có tục tế Trời mà không tế Đất, nên họp lại nhằm bàn việc tổ chức Lễ Hậu Thổ để tạ ơn Thần Đất.

Ngày xưa, Lễ động thổ được tiến hành hàng năm sau mùng 3 tết. Động thổ phải có lễ cúng Thổ thần để trình xin bắt đầu động đến đất cho năm mới. Các bô lão và quan viên được cử làm chủ tế và bồi tế để cúng thần Đất. Lễ vật cúng gồm nhang, rượu, y phục và vàng mã. Trong buổi lễ, ông chủ tế cuốc mấy nhát xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, xin Thổ thần cho dân làng được động thổ. Nếu nhà có ai tang gia thì phải nán lại, đợi lễ động thổ xong mới được đào huyệt an táng.
Ngày nay, xây dựng các công trình, người ta quan niệm là đụng đến Ông Thổ Địa nên phải làm lễ xin phép.

Sắm đồ lễ cúng động thổ, khởi công, sửa chữa

  • Một con gà.
  • 1 bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc)
  • Một đĩa xôi hoặc bánh chưng.
  • Một bát gạo, Một bát nước.
  • Một đĩa muối
  • Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.
  • Rượu trắng.
  • Bao thuốc, lạng chè.
  • Một đinh vàng hoa.
  • Năm cái oản đỏ.
  • Năm lễ vàng tiền.
  • Mâm ngũ quả
  • Năm lá trầu, năm quả cau. (hoặc 3 miếng trầu cau (đã têm)
  • Chín bông hoa hồng đỏ.
  • 3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước và 1 đĩa muối gạo,

Cách cúng động thổ xây nhà mới

Trước khi động thổ, gia chủ cần xem Tử Vi là ngày tháng năm nào hợp với tuổi mình nhất để khởi công. Cách cúng thường tiến hành như sau:

- Lễ vật được đặt ở một cái mâm nhỏ. Nếu động thổ đào móng nhà, xưởng sau khi dọn mặt bằng, đặt mâm lễ lên một cái bàn con (hay ghế cao) ở giữa khu đất sẽ được đào móng.

Gia chủ quần áo chỉnh tề, thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ mà khấn. Sau khi cúng xong, khi hương gần tàn gia chủ hóa tiền vàng, đốt giấy vàng bạc và rải muối gạo hãy động thổ tự tay cuốc mấy nhát vào chỗ định đào móng. Ngay sau đó tốp thợ đào móng có thể tiến hành công việc. Riêng 3 hũ muối-gạo-nước thì cất lại thật kỹ. Sau này khi nhập trạch thì đem để nơi Bếp, nơi thờ cúng Táo Quân. (Nhớ mỗi kỳ đổ mái - đổ thêm tầng đều phải sắm lễ cúng vái).

- Khi nhập trạch: người mượn tuổi làm mọi thủ tục dâng hương, khấn thành lời bàn giao nhà cho gia chủ. Gia chủ làm giấy tờ mua lại nhà với giá 100.000 đồng và khấn cầu, lễ theo phần nhập trạch.)

- Khi động thổ: người mượn tuổi thay gia chủ khấn vái và động thổ như trên. Lúc này gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên, sau khi hoàn tất việc động thổ xong mới trở về.

- Làm lễ cúng động thổ người cầm cuốc đào đầu tiền phải gia chủ đề trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào.

Bài cúng lễ động thổ khởi công

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Quan Đương niên.

- Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là: …………….

Ngụ tại:……………………

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuê’ chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần

Nếu bạn cần tiền xây dựng này nọ thì có thể xem tư vấn tại website Nganhang24h.vn
More aboutCách lễ cúng động thổ sửa chữa xây nhà mới gồm những gì

Lễ vật cúng căn 3, 6, 9, 12 tuổi cho bé

Người đăng: Unknown on Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Rất nhiều ông bố bà mẹ hỏi lễ cúng căn cho bé là cúng gì, cúng như thế nào? Cúng căn thực chất là tên goi khác của cúng Mụ mà thôi. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn cúng căn cho bé cụ thể hơn.

Giai đoạn cúng căn cho bé, bao gồm các cột mốc:


  • Cúng mụ đầy tháng cho bé
  • Cúng mụ đầy năm cho bé
  • Cúng mụ vào các giai đoạn 3-6-9-12 tuổi


Lễ vật cúng căn(cúng mụ) cần chuẩn bị:

Nghi lễ cúng căn cho bé được tổ chức ở 2 nơi: bàn thờ gia tiên và phòng của bé.

1. Lễ vật cúng căn tại bàn thờ gia tiên:


  • Thịt (1 con gà)
  • Gạo, muối
  • Xôi
  • Nước (1 cốc)
  • Rượu (1 chén)
  • Nến hoặc đèn
  • Quả cau lá trầu
  • 10 lễ tiền vàng
  • 5 nén hương

Bài văn cúng căn tại gia tiên

Con lạy chín phương trời, mười phương đất, mười phương chư phật, chư phật mười phương, con lạy chư phương bồ tát, chư hiền thánh tăng.
Con lạy các quan thần linh… (các vị thần cai quản mảnh đất bạn đang ở) nơi con đang ăn, đất con đang ở…. (tại số nhà…), con lạy gia tiên tiền tổ… (ông bà ông vải)
Con lạy bà chúa bào thai, mười hai bà mụ, con lạy gia tiên tiền tổ, ông bà …….về tại số nhà………
Hôm nay là ngày mồng ……. tháng ….. năm 200 … âm lịch, con tên là …… (ông bà nội/ ngoại của bé cúng hộ) kêu thay lạy đỡ cho bố cháu là ………..mẹ cháu là……..sinh ra cháu tên……… sinh lúc …….giờ……phút………ngày………thá ng……..năm……. Hôm nay cháu vừa tròn 1 tháng (tính theo âm lịch)

Tín chủ chúng con xin thành tâm tiến lễ hương hoa đăng trà quả thực, tiền vàng kim ngân tài mã, quần áo hài hia.

Con xin kính lạy chư vị thần tiên, chư vị các quan thần linh, các vị tiên địa chủ, các quý nhân chứng lễ cho tín chủ chúng con, phù hộ cho cháu và gia đình, phù hộ cho cháu là ……….(tên con bạn) bình an bản mạnh, hay ăn chóng lớn, bốn mùa được điều hòa, thân căn cự túc, trí tuệ thông minh sáng suốt, học hành tấn tới, công thành danh toại, tài đức vẹn toàn, chún con xin thành tâm kính lễ.
Xin các quan và gia tiên chứng giám lòng thành. (Con nam mô a di đà phật) 3 lần

2. Lễ vật cúng căn ở phòng bé

Lễ vật cúng căn ở phòng bé ở gồm có:

  • Chim (Gái 9 con, Trai 7 con)
  • Ốc (Gái 9 con, Trai 7 con)
  • Cua (Gái 9 con, Trai 7 con)
  • 1 bát nước to
  • 13 nắm cơm nhỏ bằng gạo tẻ
  • 13 miếng trứng hoặc 13 quả trứng chim cút
  • 13 miếng bánh đúc nhỏ hoặc bánh rán (cái này mình phải mua ở của hàng bánh đúc ở Lê Ngọc Hân, các bạn có thể ra chợ mà mua hoặc đặt trước cho rẻ)
  • 13 cái bánh kẹo nhỏ
  • 13 bông hoa (bà nội cún mua hoa hồng)
  • 13 đồng tiền 50.000 đồng (chắc là tùy tâm)
  • 13 miếng trầu têm cánh phượng
  • 13 bộ quần áo (1 bộ to dành cho bà chúa Bào thai, 12 bộ nhỏ cho bà Mụ, các bạn cứ ra hàng mã hỏi là họ biết ngay)
  • 13 nén hương

Bài văn cúng cúng căn tại phòng ở của bé

(Con nam mô a di đà phật) 3 lần
Con lạy chín phương trời, mười phương đất, chư phật mười phương, con lạy bà chúa bào thai.
Con lạy 12 bà mụ

Hôm nay là ngày………tháng………năm…….Con là (người khấn hộ: ông/bà nội hoặc ngoại) xin kêu thay lạy đỡ cho bố cháu là…………mẹ cháu là………cháu tên là …………sinh lúc ……giờ…… phút……ngày……tháng……năm………. Hôm nay cháu vừa tròn một tháng (tính theo âm lịch) xin thành tâm tiến lễ dâng lên bà chúa Bào thai, dâng lên 12 bà Mụ hương hoa, qủa thực, kim ngân tài mã, bánh kẹo, cơm, trứng, nước trầu cau và mọi nghi lễ gồm… (liệt kê tên các đồ cúng).
Con xin lạy bà chúa Bào thai, 12 bà Mụ chứng lễ cho gia đình và bố mẹ cháu………..
Con xin lạy bà Mụ thứ 1,2,3,4,5 phù hộ cho cháu hay ăn chóng lớn, dạy cười, dạy nói, dạy đứng, dạy đi.

Con xin lạy bà Mụ thứ 6,7,8,9,10 phù hộ cho cháu được trí tuệ sáng láng, thông minh sáng suốt, văn võ song toàn, sau này học hành tấn tới, công thành danh toại, thành người có nhân, có đức, hiếu thuận với cha mẹ, họ hàng và mọi người.

Con lạy bà Mụ thứ 11, 12 thu hết sài đẹn của cháu đổ ra biển ra sông ra ngòi.
Con lạy bà chúa Bào thai, 12 bà Mụ, chấp khấn, chấp lễ, chấp kêu, chấp cầu phù hộ cho cháu bản mệnh bình an, hay ăn chóng lớn, bốn mùa đều được điều hòa, thân căn cụ túc, trí tuệ thông minh sáng láng, sau này học hành giỏi giang tấn tới, công thành danh toại, là người có ích cho gia đình, xã hội,….

Kính mong bà chúa Bào thai và 12 bà Mụ chứng minh công đức, chứng giám lòng thành.
Ghi chú: Mâm lễ để cạnh giường ở, mẹ bế con ngồi góc giường, lễ xong thì phóng sinh cho chim bay đi, thả cua, ốc ra hồ hoặc sông, lấy một ít đồ ăn đấm mồm cho bé làm phép cho hay ăn chóng lớn, mẹ bé cũng ăn, đồ lộc phân phát cho mọi người và trẻ em cùng ăn

Lễ cúng căn cũng không phải cầu kỳ. Như vậy bạn đã nắm rõ về cách cúng lễ căn cho bé rồi nhé.

More aboutLễ vật cúng căn 3, 6, 9, 12 tuổi cho bé

Lễ vật cúng xe ôtô xe máy mới mua

Người đăng: Unknown

Chiếc xe luôn gắn liền với người chủ, người Việt Nam luôn xem chiếc xe là tài sản và cũng là cơ nghiệp lớn. Theo phong thủy xe mới mua về thường cúng xe để cầu bình an và may mắn. Không những xe mới mua về cúng mà tùy theo vùng miền cúng xe định kỳ vào những hằng tháng hoặc cúng xe cuối năm cũng có. Nếu bạn là vừa tậu cho chiếc xe mới nhưng chưa biết sắm lễ cũng như cách cúng xe mới mua thì bài viết này sẽ giúp bạn hoàn thành nghi thức cúng xe mới dễ nhất.

Lễ cúng xe mới mua
Lễ cúng xe mới mua

Cách cúng xe mới mua và cúng xe hàng tháng thông thường không khác nhau, là tâm thành của chủ xe với chốn đất đai, các chư vị bề trên (mang ý nghĩa tâm linh).

Phải chọn ngày giờ tốt hợp với tuổi, mạng với chủ xe, sau đó ta bày trí lễ vật  thành một mâm trước đầu xe. Chủ xe ăn mặc gọn gàng rồi khấn vái với tâm thành kính, thật lòng. giới thiệu website https://naototnhat.com/

Sắm lễ vật cúng xe mới


  • 1 đĩa đồ mặn (thịt heo quay, thịt heo luộc, gà trống luộc...) hoặc 1 đĩa đồ chay (nếu chủ xe là người theo đạo Phật, Cao Đài...).
  • 1 bình bông (hoa) đặt bên phải lư hương (nhang).
  • 1 đĩa trái cây.
  • 3 hoặc 5 chung rượu.
  • 3 hoặc 5 chung trà.
  • 1 xấp giấy tiền vàng bạc (càng nhiều càng tốt).
  • 1 đĩa gạo muối (muối hột).
  • 3 hoặc cây nhang ( nhang thơm).
  • 1 ly nước trắng.
  • 2 cây đèn cầy đỏ bằng ngón tay cái.

Bài văn khấn cúng xe mới mua


Hôm nay, Ngày … Tháng … Năm …

Tên họ người chủ cúng xe: …

Cung Thỉnh:

Chư vị Thần Linh, Thần hoàng bổn cảnh, Thổ Địa, chư thánh chư thần cư ngụ và cai quản nơi đây, những vong linh ở quanh đây.

Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng phẩm vật, hộ trì cho con là … và chiếc xe mang biển số … xuất hành được bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi.

Con xin tạ ơn !!!

(Rót 3 lần rượu, châm một lần trà, khấn 3 lần, sau cùng là mời nhận phẩm vật cúng xe).

Thông thường nếu xe mới mua để kinh doanh người ta hay cúng mỗi tháng 2 lần vào ngày 2 và 16 ( âm lịch ) cầu mong thượng lộ bình an , mọi sự bình yên ,.....nếu là xe nhà (không kinh doanh ) cũng có thể cúng hay không cúng  cũng vào 2 ngày trên .


Đây không phải là mê tín dị đoan, mà nó thuộc về tâm linh (như một số người vẫn thờ Thần Tài - Thổ Địa). Cúng xe ở đây là chỉ muốn đem đến sự may mắn cho tài sản, công việc, thậm chí là nồi cơm của họ, cúng cho thượng lộ bình an ... Hy vọng bài viết Lễ vật cúng xe ôtô xe máy mới mua giúp bạn tổ chức được buổi cúng xe hoàn hảo

Xem thêm : https://www.linkedin.com/pulse/vay-tien-nhanh-nong-trong-ngay-chi-can-chung-minh-khong-ngan-hang/
More aboutLễ vật cúng xe ôtô xe máy mới mua

Sắm lễ cúng mụ đầy tháng cho bé gồm những gì?

Người đăng: Unknown on Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Theo tục lệ người Việt bao đời nay, khi bé chào đời được 1 tháng sẽ làm lễ cúng đầy tháng. Lễ cúng mụ đầy tháng cho bé là để tạ ơn 12 mụ đã bảo vệ che chở cho bé từ khi còn trong bụng đến khi sinh ra. Vậy sắp đầy tháng cho bé rồi mà chưa biết sắm lễ cúng gồm những gì thì hãy tham khảo ngay bên  dưới nhé.

Bài viết liên quan :



Lễ cúng đầy tháng cho bé

Lễ cúng 12 bà mụ đầy tháng

Lễ cúng 12 bà mụ đầy tháng cho bé gồm những 12 bà như sau:

1. Mụ bà Trần Tứ Nương, người coi sóc việc sinh nở (chú sanh)
2. Mụ bà Vạn Tứ Nương, người coi việc thai nghén (chuyển sanh)
3. Mụ bà Lâm Cửu Nương, người coi việc thụ thai (thủ thai)
4. Mụ bà Lưu Thất Nương, người nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.
5. Mụ bà Lâm Nhất Nương, người coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
6. Mụ bà Lý Đại Nương, người coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)
7. Mụ bà Hứa Đại Nương, người coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
8. Mụ bà Cao Tứ Nương, người coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương, người coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
10. Mụ bà Mã Ngũ Nương, người coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương, người coi việc giữ trẻ (bảo tử)
12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương, người coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.

Tùy vào mỗi vùng miền mà cách cúng đầy tháng cho có khác nhau. Nhưng về cơ bản cúng đầy tháng vẫn xuất phát từ những điềm chung:

Cúng đầy tháng cho bé

Tính ngày cúng đầy tháng cho bé

Theo phong tục truyền thống thì tính ngày cúng đầy tháng cho bé được căn cứ và lịch âm và tùy thuộc vào giới tính (bé trai hay bé gái), nếu như bé gái thì ngày cũng sẽ lùi lại 2 ngày còn bé trai thì sẽ lùi lại 1 ngày, (Gái lùi 2, Trai lùi 1). Còn giờ cúng thì lễ cúng thường được cúng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

Sắm lễ vật cúng đầy tháng

– Lễ vật cúng 12 bà Mụ đầy đủ gồm:
+ 12 chén cháo nhỏ;
+ 12 chén chè nhỏ (tùy theo vùng miền: người Nam hay cúng chè đậu nước dừa, người Bắc cúng chè hoa cau, người Huế cúng chè đậu xanh đánh);
+ 12 đĩa xôi nhỏ (tùy theo vùng miền: người Nam hay cúng xôi gấc, người Bắc cúng xôi vò, người Huế cúng xôi đậu xanh cà);
 + 12 ly rượu nhỏ
+ Các loại bánh dành cho trẻ con xếp thành 12 đĩa;
+ 2kg thịt quay + bánh hỏi chia làm 12 đĩa. Hoặc không có thể thay bằng 12 trứng vịt + 12 ly nước nhỏ;
– Lễ vật cúng kính Đức ông và 3 đức thầy (gồm thánh sư, tổ sư và tiên sư có chức năng truyền dạy nghề nghiệp chứ không phải 13 đức thầy như nhiều người lầm tưởng):

+ 1 con gà luộc tréo cánh;
+ 1 tô chè lớn;
+ 1 tô cháo lớn,
+ 3 đĩa xôi lớn,
+ 1 miếng thịt quay,mâm ngũ quả, trầu cau, rượu và đồ hàng mã.
– Cùng với các lễ vật này còn có thêm một bình hoa,  gạo, muối,trà, hương, đèn, nước, muỗng và không thể thiếu một đôi đũa hoa.

Bố trí bàn cúng 12 mụ đầy tháng

Quan niệm dân gian cho rằng, mâm cúng phải được bố trí theo hướng “Đông bình Tây quả” nghĩa là phía đông đặt bình hoa, còn phía tây đặt lễ vật cúng. Thông thường đồ lễ cúng đầy tháng cho bé sẽ được xếp trên hai bàn:một bàn nhỏ và thấp hơn để bày lễ vật cúng kính Đức ông. Bàn lớn còn lại bày lễ vật cúng kính 12 bà Mụ.

Bài khấn lễ cúng đầy tháng

Sau khi đặt và bố trí lễ vật cúng lên trên bàn cúng thì 1 người lớn trong gia đình, dòng họ (ông, bà, bố, mẹ) sẽ đại diện 1 người lên thực hiện nghi lễ thắp nhang và khấn.

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát
-   Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
-   Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
-   Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
-    Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……
Vợ chồng con là …………………………………………………………………………………………. sinh được con (trai, gái) đặt tên là ………………………………………………………………………..
Chúng con ngụ tại ………………………………………………………………………………………..
Nay nhân ngày đầy tháng chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
 nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên ………………………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!

(Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ  tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước.

Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho cháu bé mọi điều tốt lành).

Nghi thức khai hoa


Sau nghi thức cúng là nghi thức khai hoa, dân gian còn gọi là “bắt miếng”. Đứa trẻ (trai hay gái) được đặt trên bà, người cúng rót trà thắp hương và xin phép bắt miếng sau đó bồng đứa trẻ trên tay, đồng thời cầm một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”​

Đồng thời bé gái sẽ được dùng cuống trầu vẽ chân mày cho bé, nếu là bé gái. Hình thức này giống như cách “làm phép” với mong muốn sau này con gái lớn lên sẽ dịu dàng, xinh đẹp như hoa.
Kết thúc nghi thức cúng, mọi người cùng gửi đến bé những điều tốt đẹp nhất.

Nghi thức xin keo

Nghi thức xin keo được hiểu là nghi thức đặt tên cho bé. Sau khi cầu chúc điều tốt lành đến với đứa trẻ, người chủ lễ sẽ tiếp tục nghi thức Xin Keo. Theo đó, chủ lễ sẽ lấy 2 đồng tiền cổ làm bằng bạc thật và gieo vào một chiếc đĩa sâu lòng. Nếu có một mặt úp, một mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên đã được tổ tiên chứng giám và ưng thuận. Ngược lại, nếu đều là 2 mặt úp hoặc 2 mặt ngược thì phải tiến hành gieo đồng tiền này lại. 

Nếu đã 3 lần mà vẫn chưa được thì phải đặt tên khác cho trẻ.Ngày nay, khi sinh trẻ ra, mọi người thường đặt tên con ngay để làm các thủ tục khai sinh nên tập tục Xin Keo này cũng không còn tồn tại. Tuy nhiên, một số gia đình vẫn còn giữ tục này như một truyền thống gia tộc.Ngoài ra, theo tục xưa, sau Xin Keo người mẹ cũng phải được làm phép để tẩy uế và kết thúc thời gian ở cữ. Theo đó, mẹ phải bồng trẻ bước qua một nồi nước sôi có đặt đinh nung đỏ nhiều lần (trai 7 lần, gái 9 lần) và sau đó đi quanh nhà.

Trong lúc đi, mẹ cố tình làm rơi tiền để cầu mong cuộc sống của con sau này dư dả, đủ đầy. Dù ngày nay, việc tẩy uế cho người mẹ sau sinh đã được coi là hũ tục và không còn tồn tại nhưng chút sót lại của việc đánh rơi tiền từ tục tẩy uế này vẫn còn được duy trì ở số ít gia đình.


Bài viết Sắm lễ cúng mụ đầy tháng cho bé gồm những gì? trên đã nói lên đầy đủ nhất về lễ cúng đầy tháng cho bé được tròn 1 tháng.

More aboutSắm lễ cúng mụ đầy tháng cho bé gồm những gì?

Sắp đồ lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà gồm những gì

Người đăng: Unknown

Người Việt cúng thổ công, gia tiên, ông bà, thường cúng trước ngày rằm tháng 7. Bởi quan niệm rằng, vào ngày rằm tháng 7 sẽ có rất nhiều vong hồn được "thả" đi lang thang, các cụ có thể không nhận được gì của con cháu cúng tế. Vậy đồ lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà gồm những gì? Hãy cùng tham khảo nhé

Xem thêm:



Lễ cúng rằm tháng 7

Tục lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà


Hàng năm cứ vào tháng 7 Âm lịch là người Việt lại tổ chức lễ cúng cô hồn. Lễ này trùng với Vu Lan báo hiếu của Phật giáo. Theo giáo lý của Phật thì cúng rằm tháng 7 còn gọi là cúng Tết Trung Nguyên, cúng lễ Vu Lan có thể làm tại chùa, đình và cũng có thể cúng tại nhà cũng được. Cúng tại nhà có:


  • Cúng Phật
  • Cúng thần linh, cúng gia tiên
  • Cúng thí thực cô hồn
  • Cúng phóng sinh


Cúng cô hồn thì không cần mâm cao cỗ đầy chủ yếu ở lòng thành. Chính vì thế không cần cúng xôi, gà hay đồ ăn mặn. Bởi dân gian cho rằng, cúng đồ ăn mặn sẽ giúp khơi dậy lòng tam của cô hồn.

1. Làm lễ cúng rằm tháng 7 - Cúng phật


-  Lễ cúng Phật phải được đặt ở nơi cao nhất.

- Hoa tươi để cúng lễ Phật gồm có: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… Không dùng các loại hoa tạp, hoa dại khi cúng rằm tháng 7.

- Mâm cúng phật rằm tháng 7 được chuẩn bị như sau: Sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.

- Bài khấn vái: khi cúng, tốt nhất là đọc một khóa kinh - kinh Vu Lan - để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Sau khi cúi đầu lạy Phật, dâng lễ, tạ ơn, cầu xin và hứa nguyện, bạn có thể tụng kinh niệm Phật. Nếu chưa biết tụng kinh niệm Phật thì đọc bài kinh Vu lan được bán rất nhiều hiện nay tại các chùa.

2. Làm lễ cúng rằm tháng 7 - Thần linh và gia tiên


- Đặt lễ cúng thần linh đặt trên Lễ cúng gia tiên và dưới lễ cúng phật

- Mâm lễcúng thần linh gồm có: Theo tục lệ của người Việt, lễ cúng thần linh thường cúng gà trống để nguyên con và xôi (hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng), lễ đầy đủ phải có thêm rượu, trái cây và bình hoa.

- Mâm lễ cúng gia tiên gồm có: Lễ cúng gia tiên nên có một mâm cơm, món mặn hoặc chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống. Trên mâm cúng gia tiên bày một mâm cỗ mặn (thường có xôi gấc, gà luộc, các món xào, canh), tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.

3. Làm lễ cúng rằm tháng 7 - phóng sinh


- Lễ cúng chúng sinh thường cúng ngoài trời, hoặc trước cửa chính ngôi nhà.

- Chuẩn bị mâm cỗ cúng gồm có:

  • Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ
  • Tiền chúng sinh (tiền trinh), mâm ngũ quả
  • Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá)
  • Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô, sắn luộc
  • Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)


Chú ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương, bày lễ và cúng ngoài trời.

4. Làm lễ cúng rằm tháng 7 - Cúng cô hồn


- Có thể cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (Âm lịch).

- Lễ cúng cô hồn gồm có:


  • Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
  • Tiền chúng sinh (tiền trinh), mâm ngủ quả
  • Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
  • Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa).

Văn khấn cúng cô hồn rằm tháng 7

Ta có thể đọc bài văn khấn dưới đây hoặc tụng nghi thức cúng thí thực cô hồn (cúng chúng sinh) trong Kinh Nhật tụng.

Nam mô A Di Đà Phật! ( đọc 3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà.
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng, che làn heo may
Cô hồn Nam Bắc Đông Tây
Trẻ già trai gái về đây họp đoàn

Dù rằng chết uổng, chết oan
Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu
Chết tai nạn, chết ốm đau
Chết đâm chết chém, chết đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh
Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi
Chết vì sét đánh giữa trời
Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hoà hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hoá kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con

Tên là:....................................
Vợ/Chồng:...............................
Con trai:.................................
Con gái:..................................
Ngụ tại:...................................

Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần)

Hy vọng với bài viết Sắp đồ lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà gồm những gì trên bạn đã hiểu rõ được cúng rằm tháng 7 gồm những gì?

More aboutSắp đồ lễ cúng rằm tháng 7 tại nhà gồm những gì

Lễ cúng cơm 100 ngày cho người mất như thế nào

Người đăng: Unknown

Theo phong tục Việt ngày xưa đến nay, khi người chết đi thì phải làm lễ cúng 100 ngày. Những ai chưa hiểu về lễ cúng cơm 100 ngày dành cho người mất như thế nào thì bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho bạn những điều cần biết khi cúng cơm 100 ngày cho người mất

Lễ cúng cơm 100 ngày cho người mất

Những lễ cúng cho người đã mất

1. Lễ phát dẫn (Lễ đưa tang): là ngày đưa tang
2. Lễ an táng: giờ hạ huyệt
3. Lễ 3 ngày
4. Lễ 49 ngày
5. Lễ 100 ngày
6. Giỗ đầu: sau ngày giỗ đúng 1 năm
7. Giỗ hết: ngày giỗ sau ngày người mất 2 năm
8. Giỗ thường: là ngày giỗ sau 3 năm trở lên

Lễ cúng cơm 100 ngày cho người mất


Ở một số vùng miền chỉ làm lễ cúng 49 ngày không có làm lễ cúng 100. Tuy nhiên theo phật giáo thì qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở âm ty(tức 1 tuần, nhưng không phải tuần lễ theo dương lịch); sau 7 tuần vong hồn đã siêu thoát. Có nơi cúng hết 100 ngày. Lễ cúng 100 ngày được gọi là lễ tốt khốc tức là thôi khóc. Theo các cụ ngày xưa dạy rằng thời gian này âm hồn vẫn còn phảng phất luẩn quẩn trong nhà chưa đi xa.

Do đó, người nhà cần phải cúng 100 ngày để đưa tiễn vong hồn người đã mất có thể về nơi an nghỉ. Giúp linh hồn người mất có thể thoải mái ra đi, không còn vươn vấn trần tục. Sau khi làm lễ cúng 100 ngày đã qua đi thì có nghĩa là hồn của người mất đã về với thế giới bên kia, con cháu người thân thôi không khóc nữa. 

Tuần tốt khốc thì con cháu cũng làm lễ để cúng và làm cỗ bàn mời họ hàng thân thuộc. Sau lễ trăm ngày, hằng năm con cháu lấy ngày chết là ngày làm giỗ.

Trước bữa ăn, trong vòng 100 ngày sau mất, người thân dâng lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn bình thường, thường là tinh khiết, không đòi hỏi cầu kỳ, nhà nghèo thì lưng cơm, đĩa muối cũng xong. Thắp hương xong, dựng đôi đũa vào giữa bát cơm, có rượu thì rót chén rượu. Khấn vái xong cũng rót chén nước.

Văn khấn cúng 100 ngày cho người mất


Nam mô a di Đà Phật! ( đọc 3 lần)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.
Tại (địa chỉ):……………………………………………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.
Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh
Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)
Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;
Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.
Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;
Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.
Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!
Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!
Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần;
Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời: Hiển………………………………………………
Hiển……………………………………………………………..
Hiển………………………………………………………………
Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.
Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho tòangia được mọi sự yên lành tốt đẹp.
Nam mô a di Đà Phật! ( đọc 3 lần)

Như vậy là nghi lễ cúng tuần 100 ngày cho người mất đã xong. Tùy theo phong mỗi nơi mà hình thức làm lễ khác nhau. Nhưng về ý nghĩa thì hoàn toàn giống như. Lễ cúng 100 ngày người mất vô cùng quan trọng, không chỉ thể hiện lòng kính trọng, tưởng nhớ người mất mà còn giúp linh hồn người mất về được nơi yên nghỉ. Hi vọng bài viết: Lễ cúng cơm 100 ngày cho người mất như thế nào giúp bạn hiểu biết hơn về lễ nghi này.

Xem thêm:
Điềm báo AZ: http://diembaoaz.com/
More aboutLễ cúng cơm 100 ngày cho người mất như thế nào

Cách sắm mâm lễ cúng cơm 49 ngày cho người mất

Người đăng: Unknown on Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Nỗi đau thương mất người thân chưa kịp nguôi ngoai, thì sắp đến cúng 49 ngày rồi. Nỗi lo cúng 49 ngày bạn đang băn khoăn không biết sắm lễ cúng 49 ngày như thế nào cho đúng và đẹp để cho người đã khuất hài lòng. Vì thế mà chúng tôi gởi đến bạn bài viết này với mong muốn bạn có thể chuẩn bị mâm lễ cúng 49 ngày một cách chu đáo nhất.


Nghi lễ cúng 49 ngày là gì?

Lễ cúng 49 ngày đã từ lâu có và tồn tại trong nền văn hóa của người Việt. Nghi lễ cúng 49 ngày là một dạng tín ngưỡng, đồng thời nó cũng là buổi lễ cúng giỗ vô cùng quan trọng của người còn sống đối với người đã khuất. Cúng 49 ngày là lễ cúng giỗ mở đầu sau ngày người chết qua đời được 49 ngày. Tuần 49 ngày gọi là cúng “chung thất -chung_that ”. Người ta lấy vía đàn ông để tính. Một vía là 7 ngày, bảy vía là 49 ngày. Cúng ở nhà tuần này nhằm làm cho linh hồn người mất được mát mẻ.

49 ngày là quãng thời gian đưa linh hồn người chết nên nương nhờ cửa Phật. Đây là một buổi cúng giỗ rất quan trọng trong tục để tang đối với người Việt, nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, thương xót và tưởng nhớ của những người còn sống đến những người đã khuất.

Việc con cháu tụng kinh niệm Phật cho người thân của mình trong vòng thời gian 49 ngày, đó là điều rất quý kính. Đây cũng là noi theo trong kinh dạy mà Phật tử làm theo. Như thế, thì rất đúng không có gì là sai trái cả. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong khi tụng niệm, mọi người phải thành tâm tha thiết, đem hết lòng thành để tụng niệm cầu nguyện. Được thế, thì người tụng niệm được lợi lạc mà hương linh cũng được phần nào lợi lạc.

Mâm lễ cúng 49 ngày gồm những gì?


Theo tinh thần của kinh Địa Tạng và quan điểm Phật giáo Bắc truyền nói chung thì thần thức của một người sau khi chết hầu hết đều phải trải qua giai đoạn trung gian, thọ thân trung ấm tối đa là 49 ngày, sau đó sẽ thọ sanh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp lực mà họ đã gây tạo.

Và không nhất thiết phải đợi đến ngày chung thất (49 ngày sau khi chết) thì hương linh mới tái sanh mà có thể ngay sau khi chết, hoặc trong tuần thất đầu tiên (7 ngày sau khi chết), hay trong tuần thất thứ hai (14 ngày sau khi chết) cho đến các tuần thất tiếp theo hương linh đều có thể tái sanh tùy nhân duyên, nghiệp lực của mỗi người.

Khi cúng để 3 chén cơm, một chén chính giữa phải đầy cơm và 2 chén 2 bên thì lưng. Chén cơm và đôi đủa ở giữa là để cúng cho hương linh mới chết, còn 2 chén và 2 chiếc đủa 2 bên là để cúng cho 2 bên vai giác, tức là tả mạng thần quang và hữu mạng thần quang. 

Thường là để cúng 3 chén, 6 chén hoặc 9 chén, chớ để 5 chén là sai. Lý do để 2 chiếc đủa 2 bên, ý nói rằng, ma cũ thường ăn hiếp ma mới, nên chỉ để một chiếc mà không để nguyên đôi. Nếu để nguyên đôi, thì hương linh mới chết đó khó có thể ăn được trọn vẹn, mà bị các cô hồn giành giựt ăn hết vậy

Trong thời gian thọ thân trung ấm, hương linh vẫn thọ dụng được tất cả những vật phẩm mà thân nhân dâng cúng (thường là cơm, nước, hương, hoa) nhưng chỉ hưởng mùi vị của thức ăn mà thôi. Vì thế, thân trung ấm còn được gọi là hương ấm (thọ dụng mùi hương của thực phẩm).

Cho nên trong vòng 49 ngày, thân nhân cần dâng cúng cơm nước hàng ngày cho người chết để họ được no đủ, đặc biệt vào những ngày tuần thất thường cúng kính trang trọng hơn (như đến chùa hoặc thỉnh chư Tăng về nhà làm lễ cầu siêu cho người quá vãng).


Về cách sắp đặt cúng tế, thì rất kỵ việc sát sanh, vì việc sát sanh càng làm liên lụy khổ quả cho người chết. Thân trung ấm nếu một phen thấy được việc ấy lập tức bảo thôi; nhưng ngặt nỗi âm, dương cách trở, người thân gia đình không thể nào nghe được, vẫn trở lại sát sanh như thường. Kẻ chết không thể ngăn nổi sân niệm khởi lên, liền phải đọa vào địa ngục. Cho nên người sắp đặt cúng tế cần phải cẩn thận chú ý.

Sắm lễ cúng 49 ngày, thì nên dùng đồ chay, hương, hoa, sữa, bánh và trái cây, chớ dùng những đồ uế tạp và sát hại sanh vật. Kinh Địa Tạng đã nói: “Làm những việc sát hại, cho đến bái tế quỉ thần đã không có một mảy may phước đức, không có lợi gì mà còn kết thêm tội lỗi sâu nặng cho người chết.
Dù cho người chết, đời sau hoặc đời này có thể chứng được Thánh quả, hoặc sanh lên Trời, nhưng khi lâm chung bị gia đình làm những ác nhân ấy (tức là nhân sát hại) làm cho họ phải liên lụy nhiều bề, chậm sanh về chỗ lành.

Huống chi kẻ chết đó khi sống còn chưa từng làm một chút việc lành, chỉ một bề nương theo gốc nghiệp mà tạo tác, theo lý phải chịu vào ác thú. Nỡ nào gia đình người thân lại gây thêm nghiệp cho họ?”. Gia đình nên lưu tâm đến điều này.

Hi vọng với bài viết: Cách sắm mâm lễ cúng cơm 49 ngày cho người mất giúp bạn đả biết được những vật dụng nên cùng trong dịp 49 ngày này nhé.

More aboutCách sắm mâm lễ cúng cơm 49 ngày cho người mất

Lễ cúng thôi nôi cho bé gái, bé trai đơn giản gồm những gì?

Người đăng: Unknown on Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Theo Phong tục truyền thống dân gian của người Việt bao đời nay, khi mỗi bé sinh ra được tròn 1 tuổi sẽ được làm lễ cúng thôi nôi. Đây là lễ nhằm tạ ơn các bà mụ, trời phật đã che chở cho đứa bé, cầu xin sự bình yên, an lành và đánh dấu bước phát triển trọng đại đầu tiên trong cuộc đời của bé. Lễ cúng thôi nôi chính là buổi lễ sinh nhật đầu tiên mừng bé tròn 1 tuổi. Ở mỗi vùng miền người ta sắm lễ vật cúng khác nhau. Vậy để chuẩn bị lễ cúng thôi nôi cho bé yêu như thế nào mới đúng?  Câu trả lời ngay ở bên dưới đây, cha mẹ cùng tham khảo nhé.


Lễ cúng thôi nôi cho bé tròn 1 tuổi

Trước khi làm lễ cúng thôi nôi cha mẹ cần chuẩn bị gì?

Làm cha mẹ thì khâu chuẩn bị trước khi làm lễ thôi nôi cũng khá quan trọng. Đầu tiên những bậc phụ huynh chưa bao giờ có kinh nghiệm tốt nhất nên tham khảo ý kiến những người lớn tuổi trong gia đình, như ông bà nội ngoại đã có kinh nghiệm trong việc làm lễ cúng thôi nôi cho bé. Đầu tiên là cần chuẩn bị lễ vật cho buổi lễ cúng thôi nôi, tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền mà sẽ yêu cầu những lễ vật khác nhau.

Công tác chuẩn bị bao gồm:

  • Nơi tổ chức buổi lễ cúng: Bạn có thể đãi tiệc trong nhà hoặc ngoài trời, hoặc ở nhà hàng.
  • Khách mời có trước hết phải có nội ngoại, ngoài ra bạn bè đồng nghiệp cũng có thể tham gia tùy thuộc vào mối ngoại giao của bạn. 
  • Không gian tổ chức bố trí bàn ghế.
  • Chọn mẫu bánh kem thôi nôi theo tuổi của bé, ví dụ bé tuổi Heo sẽ có biểu tượng chú heo con trên chiếc bánh kem.
  • Là nhân vật chính của ngày làm lễ cúng thôi nôi, cho nên đứa trẻ được tắm sạch sẽ và mặc quần áo đẹp
  • Chuẩn bị trò chơi sẽ tăng thêm phần thú vị cho bữa tiệc. Hãy để người lớn và trẻ con cùng tham gia những trò đơn giản mà vui như: Đoán xem bé chọn gì, nhong nhong ngựa ông đã về, kéo cưa lừa xẻ, tập tầm vông, đóng kịch theo chủ đề… Dĩ nhiên bạn cũng nên chuẩn bị một món quà nhỏ dành cho người thắng cuộc trong các trò chơi.
  • Trang trí phòng làm lễ cúng có gọn gàng sạch sẽ, có thể dán hoa hoặc bong bóng tùy vào chủ đề với màu sắc và kiểu cách của từng gia đình.

Mâm lễ cúng thôi nôi cho bé

Mâm cúng trong nhà

Theo gia đình mình cũng như bao gia đình khác theo lễ nghi truyền thống thì mâm cúng thôi nôi trong nhà dùng để cúng 3 vị: Thành Hoàng bổn cảnh; Cửu Huyền thất tổ và ông bà. Như vậy, theo tục thờ cúng của người Việt, tương ứng bao nhiêu bàn thờ trong nhà sẽ có bấy nhiêu mâm cúng được bày biện. Các vật phẩm trong mâm cúng có thể được dùng theo tập quán của mỗi vùng miền khác nhau.

Trên bộ ván hoặc bộ vạt sẽ có 12 chén chè, xôi để dùng mời 12 bà Mụ; 1 con gà hoặc vịt luộc với 3 chén cháo nhỏ cùng 1 tô cháo lớn dùng để mời 3 ông Mụ.

Mâm cúng ngoài sân

Cũng tương tự mâm cúng ở lễ đầy tháng, trong mâm cúng thôi nôi không thể thiếu các lễ vật như chè, xôi, gà hoặc vịt luộc. Các lễ vật này dùng để cúng bà Mụ – Ông Mụ theo tín ngưỡng dân gian.

Bên cạnh đó, một số gia đình với mong muốn con cái sau này sẽ đủ đầy ấm no nên bày biện thêm cả heo quay. Đi cùng với một con lợn quay còn có thêm các lễ vật được tính theo số lẻ, chẳng hạn: 5 bát cháo nhỏ, 1 tô cháo lớn, 1 dĩa thịt luộc hoặc lòng lợn, 1 dĩa rau sống, 1 dĩa trái cây, 1 ly rượu trắng, 1 tách trà. Cùng với đó còn phải kể thêm các dụng cụ khác như nhang, đèn và một con dao cắm trên mình con lợn quay.

Tất cả những lễ vật này dùng để cúng đất đai diên địa, thổ công thổ chủ nên nhất thiết phải được đặt ở ngoài sân, nơi ra vào của người trong gia đình và luôn quay đầu mâm cúng hướng ra ngoài.

Nghi thức cúng lễ thôi nôi bắt đầu:

1. Nghi thức cúng lễ thôi nôi trong nhà

Mâm ở trong nhà sau khi bày lễ xong thì bố hoặc mẹ em bé thắp 3 nén hương, rồi bế cháu bé ra trước án khấn:

- Nam mô a di Đà Phật! ( 3 lần)

- Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.

- Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.

- Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.

- Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương.

- Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương.

Hôm nay là ngày…..tháng….. năm…...

Vợ chồng con là ....................... sinh được con (trai, gái) đặt tên là ..............

Chúng con ngụ tại:............................................ .......

Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sắm lễ vật dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các Đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là……sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, che chở cho cháu được ăn mau chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, được hưởng vinh hoa phú quí. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô a di Đà Phật (3 lần)

Lưu ý khi đã khấn cúng thôi nôi xong thì bố hoặc mẹ chắp tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần nhang thì lễ tạ.

2. Nghi thức cúng lễ thôi nôi ngoài sân

Người lớn trong nhà có thể ông nội, ngoại sẽ thực hiện cách cúng thôi nôi cho trẻ như sau:
Thắp nhang, bái lạy và đọc khấn:

“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), gia đình cháu (nêu họ tên)… bày làm mâm lễ vật, trước cung thỉnh đất đai diên địa, thổ công thổ chủ trước về chứng minh nhận lễ mừng cho cháu (… ) tròn một năm tuổi, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù trợ cho gia đình luôn ấm no, hạnh phúc… ”.

Giới thiệu blog Mẹ và bé: Mekuro.com

3. Nghi thức bốc mâm dành cho bé


Sau khi thực hiện các nghi thức cúng xong, người nhà sẽ bày ra mâm những vật dụng như kéo, lược, gương, bút, sổ tay… để bé bốc. Theo truyền thống thì bé bốc vật gì thì sau này dự đoán ngành nghề của bé liên quan đến những vật dụng đó. Chẳng hạn bé bốc sổ tay thì sau này sẽ làm giáo viên,...

Sau khi trẻ lựa chọn cho mình nghề nghiệp trong tương lai thì ông bà, họ hàng hai bên nội ngoại và khách mời người đến chúc phúc, tặng quà và lì xì cho bé để chúc bé hay ăn chóng lớn và khỏe mạnh.

Phần làm lễ cúng thôi nôi cho bé coi như đã diễn ra thành công. Tiếp theo người nhà bày tiệc chiêu họ hàng nội ngoại và khách mời.

Làm cha mẹ cần phải chuẩn bị đầy đủ để nghi lễ cúng thôi nôi cho bé diễn ra không bị thiếu sót gì. Hy vọng bài viết Lễ cúng thôi nôi cho bé gái, bé trai đơn giản gồm những gì? trên giúp bạn đỡ bớt nỗi lo toan về cúng thôi nôi.

More aboutLễ cúng thôi nôi cho bé gái, bé trai đơn giản gồm những gì?

Lễ cúng khai trương cửa hàng công ty gồm những gì

Người đăng: Unknown

Phong tục của người Việt khi mở cửa hàng, nhà xưởng hay công ty thì đều làm lễ cúng khai trương. Lễ cúng khai trương phải xin phép thần linh thổ địa phà hộ cho việc làm ăn thuận buồm xuôi gió, thịnh vượng và tấn tới. Để có được lễ cúng đầy đủ nhất thì cần những gì. Bài viết hôm nay sẽ cho mọi người biết được những thứ cần thiết cho buổi lễ cúng khai trương công ty cửa hàng nhé.

Lễ cúng khai trương công ty

Lễ vật cúng khai trương gồm


Tùy theo quy mô là cửa hàng nhỏ, nhà xưởng hay công ty lớn mà bạn chuẩn bị mâm lễ cúng sau cho phù hợp với khả năng tài chính của mình. Tuy nhiên những lễ vật cúng không thể thiếu được đó là: 

  • Gà luộc , đầu heo hoặc hoặc heo quay  tùy điều kiện hoặc quy mô cơ sở của bạn
  • 3 chén chè, 3 đĩa xôi,  3 chén nước, 2 cây đèn cầy, cau trầu và bộ lễ vàng mã khai trương (bạn có thể mua ở một số cửa hàng tạp hóa họ sẽ soạn sẵn cho bạn).
  • Lọ hoa nên chọn là các loại hoa dòng hoa Cúc hoặc hoa Đồng Tiền.
  • Mâm ngũ quả hoặc mâm trái cây lớn
  • Bánh ngọt, gạo muối, tiền xâu chuổi (1 xấp) .


Chọn ngày giờ tốt cúng lễ khai trương


Tùy thuộc vào cung vận mệnh của mỗi chủ cửa hàng, công ty mà xem ngày tốt khác nhau. Bạn có thể tìm một số Thầy Địa, nhà Phong Thủy uy tín để xem kỹ về thời gian này. Và chọn khoản thời gian đặt bàn cúng cũng như chuẩn bị cho phù hợp.

Bài văn khấn lễ cúng khai trương cửa hàng, công ty


Kính lạy:

- Quan Đương niên Hành khiển Thái Tuế chí đức Tôn thần

- Các Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương

- Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Tài Thần, Định Phúc Táo Quân chư vị tôn thần.

- Các Thần Linh cai quản ở trong khu vực này.

Hôm nay là ngày….. tháng……. năm……

Tín chủ con là……… Sinh niên………

Hiện ngụ tại………….

Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, các thứ cúng dâng bày ra trước án. Vì tín chủ con có xây cất (hoặc “thuê được”) 1 ngôi hàng ở tại xứ này là….. (ghi địa chỉ nơi đó) [nếu là cơ quan công xưởng thì khấn là: "Tín chủ con là Giám Đốc hay Thủ Trưởng, cùng toàn thể nhân viên công ty"] nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, mại mãi tài vật giúp cho sinh hoạt. Do đó, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật, cáo yết Tôn Thần, dâng cúng Bách Linh, cúi mong soi xét. Chúng con kính mời Quan Đương niên , Quan Đương Cảnh, Quan Thần linh Thổ Địa, Định Phúc Táo Quân, cùng các Ngài Địa Chúa Long Mạch, và tất cả Thần Linh cai quản ở trong khu vực này.

Cúi xin: Thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thánh thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, nhân sự bình an. Bốn mùa không hạn ách tai ương, tám tiết có điềm lành tiếp ứng, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ, cùng chư Hương Linh y thảo phụ mộc phảng phất ở trong khu vực này, xin hãy tới đây chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ vận đáo hanh xương, tài lộc như gió mây tập hội.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo

Lưu ý :Nếu ghi ra giấy , thì lúc đốt giấy vàng bạc hãy hóa luôn tờ giấy vái cúng chung với giấy vàng bạc.


Sau khi khấn và thắp 3 nén nhan trên bàn (Có thể có thêm nhan để thắp một vài góc nữa quanh cơ sở) bạn xin lui và chờ dọn bàn, đốt bộ lễ giấy, vàng mã sau khi 3 nén nhan này tàn.

Lễ cúng khai trương cửa hàng, nhà xưởng, công ty diễn ra cũng không quá lâu, do đó bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ nhất để cho việc cúng lễ không bị thiếu xót như vậy thần linh sẽ phà hộ việc làm của bạn sẽ tốt đẹp. Hy vọng bài viết Lễ cúng khai trương cửa hàng công ty gồm những gì giúp cho bạn nắm bắt và chuẩn bị đầy đủ nhất cho buổi lễ cúng.


More aboutLễ cúng khai trương cửa hàng công ty gồm những gì